Khi học đại học thì thường các bạn sẽ được học các môn đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành. Sau đây là các môn cơ sở ngành mà mình thấy nó quan trọng với việc phát triển của một sinh viên CNTT.
NỘI DUNG :
- Kỹ thuật lập trình
- Lập trình hướng đối tượng – OOP
- Cấu trúc dữ liệu & giải thuật – Thuật toán
- Cơ sở dữ liệu
- Phân tích thiết kế hệ thống
- Bài test kiến thức về kỹ thuật lập trình & OOP
1. Nhập môn lập trình – Kỹ thuật lập trình

Tùy trường đại học thì sẽ có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đây là môn cơ sở ngành đầu tiên các bạn được học về lập trình.
Các trường đại học sẽ dạy bạn lập trình cơ bản bằng ngôn ngữ lập trình C, C++, Python.
Nên nó cũng có thể có tên khác như Ngôn ngữ lập trình C, C++.
Đây là môn học giúp bạn biết lập trình cơ bản, xây dựng tư duy và suy nghĩ như một lập trình viên thực sự. Không biết lập trình cơ bản thì bạn sẽ mất gốc
2. Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng hay OOP sẽ được dạy bằng ngôn ngữ C++, Java, C# tùy từng trường và bạn học bằng ngôn ngữ lập trình nào cũng được miễn là nó có OOP.
Cho bạn nào chưa biết thì OOP là mô hình lập trình rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm và là kỹ năng bắt buộc cần phải có của một sinh viên CNTT.
Kiến thức về OOP thường được hỏi khi bạn đi ứng tuyển vị trí lập trình viên tại doanh nghiệp.
3. Cấu trúc dữ liệu & giải thuật

Thuật toán hay cấu trúc dữ liệu & giải thuật là môn học nâng cao hơn về lập trình, tại môn học này bạn sẽ học các phương pháp giải bài và các cấu trúc dữ liệu khó hơn rất nhiều so với nhập môn lập trình.
Môn học này yêu cầu bạn phải có kỹ thuật lập trình, đây là môn học tổng hợp kiến thức của nhiều môn như kỹ thuật lập trình, toán rời rạc, lý thuyết đồ thị.
Một môn học phát triển tư duy rất tốt, khi bạn có kiến thức thuật toán tốt sẽ được các công ty đánh giá cao.
4. Cơ sở dữ liệu

Môn học cơ sở dữ liệu là môn học đầu tiên giúp bạn có kiến thức về cách thức các ứng dụng, phần mềm trong cuộc sống mà bạn thường sử dụng lưu trữ & truy xuất dữ liệu ra sao.
Với mình thì môn học này cực kỳ quan trọng và nếu bạn học môn này không tốt thì bạn sẽ rất vất vả ở những năm cuối khi học các môn chuyên ngành, làm đồ án hay bài tập lớn.
Môn học này giúp bạn học các thiết kế cơ sở dữ liệu sao cho tối ưu, toàn vẹn và ngôn ngữ SQL để thao tác với dữ liệu.
5. Phân tích thiết kế hệ thống

Môn học này hoặc môn học Công nghệ phần mềm là môn học mà bạn sẽ lần đầu tiên được học cách xây dựng một phần mềm hoàn chỉnh từ đầu tới cuối.
Kiến thức của 4 môn học ở mục trên mình liệt kê sẽ được sử dụng trong môn học này.
Môn này bạn sẽ được làm designer thiết kế một phần mềm và hiểu được truy trình phát triển 1 phần mềm trong thực tế diễn ra như thế nào.
Tương tự như OOP & giải thuật thì kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống cũng được test khi bạn tham gia phỏng vấn tại các doanh nghiệp.
Về các môn cơ sở ngành thì còn có Hệ điều hành, Mạng máy tính, Vi xử lý, Lý thuyết thông tin,… Tuy nhiên thì những kiến thức trong môn học này tất nhiên là sẽ có dùng khi bạn đi làm nhưng không phải ai cũng sử dụng và sử dụng thường xuyên, khi cần thì bạn có thể tìm hiểu lại nên nếu bạn không đạt A+ các môn học này thì cũng đừng lo lắng quá.
Sau khi học xong các môn cơ sở ngành thì các bạn sẽ vào các môn chuyên ngành và tùy từng chuyên ngành sẽ có các môn học tương ứng. Tuy nhiên nếu bạn đã vững 5 môn học cơ sở ngành mà mình nêu trên thì bạn cứ yên tâm mà học các môn chuyên ngành. Lời khuyên của mình là 5 môn học cơ sở ngành trên cần được học xong trong 2 năm đầu của đại học nếu bạn muốn có sự chuẩn bị tốt cho việc đi thực tập, đi làm sớm.
Để biết mình đã có kỹ thuật lập trình (1) & kiến thức về OOP (2) ổn chưa bạn có thể tham gia 5 test này của mình, mỗi test có 5 câu, mỗi câu 2 điểm và bạn dựa vào số câu mình làm đúng tính ra số điểm nó tương đương với trình độ của bạn đánh giá trên thang điểm 10.